Bố mẹ em đặt rất nhiều kỳ vọng vào em khi theo học tại lớp giỏi nhất khối.
Các bạn ở đó thi đua cùng nhau học và Trang cảm thấy mình kém cỏi so với các bạn.
“Dường như trong 4 năm học THCS, chưa bao giờ em cảm nhận được tình cảm, tình yêu từ giáo viên chủ nhiệm. Mọi người luôn nhìn em với ánh mắt là một học sinh dốt. Em cảm thấy không một ai hiểu mình hết. Và cũng vì là một học sinh dốt nên tất cả mọi hoạt động trong trường, mọi sinh hoạt của lớp nào em cũng không được tham gia”.
![]() |
Chỉ vì mang danh học dốt, 4 năm THCS của Trang là những tháng ngày buồn và đầy tủi thân. Ảnh: Thanh Hùng |
Những ngày tháng xám xịt bủa vây cô nữ sinh nhỏ khi em cảm nhận rằng không ai công nhận sự cố gắng của em, không ai cho em được thể hiện, phát huy thế mạnh của bản thân mình.
“Sự tủi thân nhất trong 4 năm cấp THCS mà em không bao giờ quên được đó là cô giáo chủ nhiệm đã từng gọi điện cho các bác ở ban phụ huynh nói rằng: Ôi, con bé này học dốt. Con bé này là học sinh cá biệt của lớp. Ý muốn nói là không nên cho con giao du với các học sinh khác ở lớp. Và suốt 4 năm cấp THCS, em bị 2/3 bạn bè trong lớp xa lánh. Em gần như không được thầy cô tin yêu, không được bạn bè nhìn thấy sự cố gắng”.
Bản thân Trang cũng tìm cách và rất cố gắng để học tập, rèn luyện bản thân. Thậm chí, học kỳ 2 lớp 8, em đã đủ điểm trung bình chung được học sinh giỏi và điều này khiến em rất vui. Nhưng buổi tổng kết, cô giáo bảo rằng em không được học sinh giỏi. Bởi điểm tổng kết trung bình cả năm môn Toán của em bị thiếu 0,1 điểm.
“Em cảm thấy rất buồn khi mọi sự cố gắng của mình không được một ai công nhận. Các thầy cô không công nhận sự cố gắng đó của em. Từ đó em cảm thấy không muốn cố gắng nữa và càng ngày càng bướng bỉnh hơn. Sự bướng bỉnh ấy theo em cho đến khi lên cấp THPT”.
Tương lai của Trang có lẽ đã rẽ sang một hướng khác nếu như không gặp được gặp cô chủ nhiệm Đào Thị Ninh khi em bước vào bậc THPT với một ngôi trường mới.
Em nhớ, ngay trong buổi nhận lớp đầu tiên, cô đã nói trước cả lớp rằng cô quan tâm đến hạnh phúc của lớp, của các học sinh hơn là việc học tập. “Hạnh phúc trước, học tập sau”, cô giáo đã nhấn mạnh như vậy.
![]() |
Trang mong muốn một sự thay đổi ở các nhà trường, các thầy cô giáo đối với học sinh. Ảnh: Thanh Hùng. |
Và tại mái trường THPT đó với sự hỗ trợ của cô giáo chủ nhiệm, em đã được thể hiện mình, được tham gia rất nhiều hoạt động của trường. Và thậm chí, em còn được cô chủ nhiệm tin tưởng giao cho việc làm cán bộ lớp.
“Em cảm giác ở môi trường này, em được thể hiện mình, được khai phá tiềm năng, phát huy thế mạnh. Và cũng nhờ những lần được trải nghiệm, tham gia những sự kiện như thế mà em được hiểu hết bản thân mình, biết vị trí của mình ở đâu và thế mạnh của mình là gì để rồi phát huy”.
Đó là những điều mà em chưa bao giờ nghĩ đến khi ở cấp THCS với những áp lực từ việc bị coi là học dốt.
“Trước đây em chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ được mọi người, được bạn bè và thầy cô nhìn với một ánh mắt công nhận. Giờ đây em mới thật sự hạnh phúc vì được là chính bản thân mình, được khai phá tiềm năng.
Điều mà em thấy ở mái trường mình đang theo học là học tập rất quan trọng nhưng quan trọng hơn nữa là học sinh được rèn luyện kỹ năng của bản thân. Đó là kỹ năng sống. Em được trở thành là một trong những thành viên của câu lạc bộ Thủ lĩnh của trường và cũng là một trong những leader giỏi của trường”.
Để thấy những áp lực về học tập đôi khi có thể làm hỏng những đứa trẻ nếu không được “cứu vãn kịp thời”.
Câu chuyện này được Thu Trang chia sẻ tại chương trình Gala “Thay đổi vì một trường học hạnh phúc” do VTV7 phối hợp với Bộ GD-ĐT và Công đoàn giáo dục Việt Nam tổ chức ngày 28/5.
Thanh Hùng
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ chia sẻ qua các công việc khác nhau, được chia sẻ và gần gũi các đồng nghiệp thì càng ngày ông càng “ngấm” là phải có niềm tin.
" alt=""/>Mang danh học dốt, nữ sinh suốt 4 năm bị 2/3 bạn trong lớp xa lánhPGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chia sẻ tại hội thảo: “Học sinh chiếm trên 1/4 dân số cả nước, là tương lai của đất nước. Nếu muốn cải thiện tầm vóc, thể lực của người Việt Nam thì việc triển khai các can thiệp về sức khỏe học đường nói chung và đặc biệt là dinh dưỡng học đường nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng”.
PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Nghiên cứu độc lập của Viện lần này sẽ đánh giá chính xác thực trạng dinh dưỡng của học sinh ở các độ tuổi, khu vực địa lý tình trạng xã hội khác nhau, từ đó tìm ra những nguyên nhân và giải pháp cho các vấn đề đề liên quan như thừa cân béo phì (TCBP) và suy dinh dưỡng.
Theo nghiên cứu, học sinh tiểu học có khẩu phần ăn uống giàu năng lượng và protein thậm chí cao hơn nhiều so với ngưỡng khuyến nghị, nhưng mức độ tham gia các hoạt động thể lực lại thấp, dẫn đến tỷ lệ TCBP ở học sinh tiểu học khá cao, nhất là ở khu vực thành thị.
Trong khi đó, khẩu phần ăn của học sinh ở lứa tuổi trung học hiện chưa đạt ngưỡng khuyến nghị về năng lượng, sắt, kẽm, canxi và các loại vitamin, dẫn đến tỷ lệ thấp còi ở học sinh trung học còn cao.
Nghiên cứu đã cho thấy những bất cập tồn tại trong khía cạnh dinh dưỡng và hoạt động thể lực ở trẻ thuộc các lứa tuổi khác nhau.
Kết quả cũng ghi nhận về tình trạng dinh dưỡng của học sinh hiện nay cho thấy tỷ lệ TCBP giảm dần theo độ tuổi của học sinh và có khác biệt lớn giữa khu vực thành thị vào nông thôn.
Tỷ lệ TCBP giảm dần theo độ tuổi của học sinh và tỷ lệ này ở thành thị cao hơn nhiều so với nông thôn. Ngược lại, tỷ lệ gầy còm, thấp còi tăng dần theo độ tuổi học đường và tỷ lệ này ở nông thôn cao hơn so với thành thị.
Tại hội thảo, PGS.TS Trần Thúy Nga, Chuyên gia nghiên cứu Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị: “Cần định hướng các chương trình can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em ở vùng nông thông và phòng chống TCBP ở khu vực thành thị, tăng cường truyền thông giáo dục tại nhà trường về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cân đối, hợp lý.
Bên cạnh đó, gia đình, nhà trường và các ban ngành cần tạo điều kiện cho trẻ bữa ăn lành mạnh, cân đối, tạo sân chơi để trẻ vận động, chơi thể thao, đảm bảo giấc ngủ hàng ngày cho trẻ”.
Nghiên cứu được tiến hành trong 12 tháng trên 5.028 học sinh từ 7-17 tuổi ở 75 trường học tại Hà Nội, TP.HCM, Thái Nguyên, Nghệ An và Sóc Trăng.
Trường Giang
Năm học 2017 - 2018, Trường ĐH Thăng Long sẽ tuyển sinh 65 chỉ tiêu ngành đào tạo dinh dưỡng, mã ngành SK01.
" alt=""/>Hơn 40% học sinh tiểu học ở thành thị thừa cân béo phìQua thống kê ban đầu, hiện, trên địa bàn TP Hà Nội có gần 10.000 học sinh thiếu thiết bị học tập, nhiều học sinh có thiết bị nhưng chất lượng kém, hoàn cảnh gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên việc học chưa hiệu quả.
Ông Phạm Xuân Tiến và ông Nguyễn Quang Tuấn, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội tặng máy tính cho các em học sinh. Ảnh: Thanh Hùng |
Hưởng ứng Chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Thủ tướng Chính phủ phát động, ngành GD-ĐT Hà Nội phát động và kêu gọi các đơn vị, các cá nhân trong và ngoài ngành hưởng ứng, nhằm giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang thiếu điều kiện học tập, đặc biệt là các em học sinh lớp 9, lớp 12.
“Những chiếc máy tính, thiết bị học trực tuyến; sự hỗ trợ kịp thời về đường truyền, sim data truy cập internet miễn phí được các tổ chức, cá nhân gửi tặng đến các học sinh khó khăn là những món quà hết sức ý nghĩa, thiết thực và cũng chính là nguồn động lực giúp các em vượt qua khó khăn, cố gắng học tập tốt, đạt được thành tích cao trong năm học mới”, ông Cương nói.
Bà Phạm Đàm Thục Hạnh đại diện các trường thuộc Phòng GD-ĐT quận Hoàng Mai trao tặng máy tính bảng ủng hộ chương trình. Ảnh: Thanh Hùng |
Tại chương trình, gần 4.000 bộ máy tính và 10.000 sim data truy cập internet miễn phí đã được các tổ chức trong và ngoài ngành trao tặng để gửi tới những học sinh gặp khó khăn trong học tập trực tuyến. Cụ thể, các phòng GD-ĐT quận Ba Đình, Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Thanh Xuân và Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa ủng hộ gần 100 bộ máy tính bàn và máy tính bảng mới; Tập đoàn CMC ủng hộ 3.600 máy tính bảng; VNPT Hà Nội trao tặng 10.000 sim data truy cập internet miễn phí trong năm 2021,...
Ông Lê Đức Thuận đại diện các trường thuộc Phòng GD-ĐT Ba Đình trao tặng các bộ máy tính ủng hộ chương trình. Ảnh: Thanh Hùng |
Đồng thời, ban tổ chức cũng đã trao tặng 62 bộ máy tính cho các huyện và đơn vị trực thuộc ở địa bàn khó khăn để hỗ trợ các học sinh đang thiếu thiết bị học tập. Cụ thể, tặng 5 huyện Phúc Thọ, Mê Linh, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức mỗi huyện 10 bộ máy tính; trao tặng 2 trường THPT Minh Quang và THPT Bất Bạt mỗi đơn vị 6 bộ máy tính.
Ngành GD-ĐT Hà Nội cũng trao hỗ trợ cho 350 giáo viên có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tổng kinh phí trao tặng gần 500 triệu đồng.
Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội và ông Nguyễn Ngọc Ân, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam trao quà hỗ trợ cho các giáo viên có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Thanh Hùng |
Trước đó, ngay trong tuần đầu năm học mới các phòng GDĐT quận, huyện, thị xã đã quyên góp được 2.345 thiết bị để trao cho các em học sinh kịp thời học trực tuyến. Như vậy, tính đến thời điểm này, đã có hơn 6.000 thiết bị ủng hộ chương trình “Sóng và máy tính cho em”.
Giám đốc Sở GD-ĐT cũng đề nghị lãnh đạo các phòng GD-ĐT quận, huyện, thị xã; thủ trưởng các đơn vị tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh, các tổ chức, cá nhân hưởng ứng, đóng góp, tham gia chương trình “Sóng và máy tính cho em”.
![]() |
Sở GD-ĐT Hà Nội công bố kho học liệu điện tử của ngành tại địa chỉ study.hanoi.edu.vn. |
Tại buổi lễ, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đã công bố kho học liệu điện tử của ngành GD-ĐT Hà Nội tại địa chỉ study.hanoi.edu.vn (Hanoi Study). Kho học liệu điện tử của ngành GD-ĐT Hà Nội nhằm hỗ trợ giáo viên, phụ huynh, học sinh có nguồn tư liệu tham khảo được thẩm định ddeer khai thác, sử dụng.
Đến thời điểm hiện tại, số học liệu điện tử trên hệ thống HanoiStudy đã có hàng nghìn bài giảng trên truyền hình, bài giảng điện tử tương tác (e-learning), các bài trình chiếu, đoạn phim (video clip), hình ảnh minh họa do các thầy cô giáo xây dựng và đã được Sở GD-ĐT và các Phòng GD-ĐT lựa chọn, kiểm tra thẩm định.
Trong thời gian tới, kho học liệu điện tử ngành Giáo dục Hà Nội sẽ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện với sự đóng góp không ngừng của các thầy cô giáo.
Thanh Hùng
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa phát động chương trình "Sóng và máy tính cho em", nhằm giúp hàng triệu em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn có thể học tập trực tuyến tại các tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội.
" alt=""/>Gần 10.000 học sinh Hà Nội thiếu thiết bị học tập trực tuyến